image banner
Phương pháp học hiệu quả
Sử dụng các chiến lược học tập tích cực như thẻ ghi chú, lập sơ đồ, và tự vấn – là cách học hiệu quả hơn nhiều, đồng thời cần giãn thời gian học mọi lúc mọi nơi và hòa hợp kiến thức các môn học lại với nhau. Sử dụng các chiến lược học tập tích cực như thẻ ghi chú, lập sơ đồ, và tự vấn – là cách học hiệu quả hơn nhiều, đồng thời cần giãn thời gian học mọi lúc mọi nơi và hòa hợp kiến thức các môn học lại với nhau. Sử dụng các chiến lược học tập tích cực như thẻ ghi chú, lập sơ đồ, và tự vấn – là cách học hiệu quả hơn nhiều, đồng thời cần giãn thời gian học mọi lúc mọi nơi và hòa hợp kiến thức các môn học lại với nhau. Sử dụng các chiến lược học tập tích cực như thẻ ghi chú, lập sơ đồ, và tự vấn – là cách học hiệu quả hơn nhiều, đồng thời cần giãn thời gian học mọi lúc mọi nơi và hòa hợp kiến thức các môn học lại với nhau.
Phần lớn học sinh, sinh viên học bằng cách đọc lại vở ghi chép và sách giáo khoa, nhưng nghiên cứu của các nhà tâm lí học – trong các thí nghiệm trong phòng lab lẫn thí nghiệm với người học thực tế trong lớp – cho thấy đây là một kiểu học hết sức kinh khủng. Sử dụng các chiến lược học tập tích cực như thẻ ghi chú, lập sơ đồ, và tự vấn – là cách học hiệu quả hơn nhiều, đồng thời cần giãn thời gian học mọi lúc mọi nơi và hòa hợp kiến thức các môn học lại với nhau.

Đó là kết luận của các nhà tâm lí học Roediger và Mark McDaniel tại trường Đại học Washington ở St. Louis, Mĩ. Tính chung thì hai ông đã dành ra 80 năm nghiên cứu sự học và trí nhớ, và đã gói gọn các kết quả nghiên cứu của họ cùng với cây bút Peter Brown trong tác phẩm Make It Stick: The Science of Successful Learning.

 


 

1. Đừng chỉ biết chăm chăm đọc lại các ghi chép và sách vở

Từ các khảo sát, chúng tôi biết rằng phần đông sinh viên, khi họ học, họ thường đọc lại các yêu cầu và các ghi chép. Phần lớn sinh viên cho biết đây là nguyên tắc học tập số một của họ.

Tuy nhiên, chúng tôi biết, từ rất nhiều nghiên cứu, kiểu tái hiện thông tin lặp đi lặp lại này không phải là cách gì hay đặc biệt để học hay để tạo ra trí nhớ lâu dài hơn. Nghiên cứu của chúng tôi trên các sinh viên Đại học Washington, chẳng hạn, cho thấy khi họ đọc lại một chương giáo trình, họ tuyệt nhiên không có thêm tiến bộ gì so với những sinh viên khác chỉ đọc chương đó đúng một lần.

Lúc bạn đọc cái gì đó lần đầu tiên, bạn rút ra rất nhiều kiến thức. Nhưng khi bạn đọc lần thứ hai, bạn đọc với suy nghĩ trong đầu rằng “Tôi biết cái này, tôi biết cái này.” Cho nên, về căn bản, bạn không còn xử lí thông tin một cách sâu sắc, hoặc không thu lượm được gì thêm. Thông thường, việc đọc lại là đọc lướt – và nó có chút xảo quyệt, bởi việc này mang lại cho bạn ảo tưởng rằng bạn hiểu vấn đề rất rõ, trong khi thực tế có những sơ hở.

2. Tự đặt cho mình rất nhiều câu hỏi

Một kĩ thuật hay nên dùng là thay vì đọc xong một lần, bạn hãy tự vấn bản thân, hoặc sử dụng các câu hỏi ở cuối chương sách, hoặc bạn tự đặt ra các câu hỏi của riêng mình. Việc hồi phục thông tin đó là cái thật sự mang lại sự học và trí nhớ vững bền hơn.

Và ngay cả khi bạn không thể hồi phục nó – khi bạn trả lời sai các câu hỏi – thì nó cũng cho bạn một chẩn đoán chính xác mình chưa biết cái gì, và điều này cho bạn biết bạn nên lùi lại và học lại cái gì. Điều này giúp định hướng việc học của bạn hiệu quả hơn.

Việc nêu câu hỏi còn giúp bạn hiểu sâu hơn. Ví dụ bạn đang học lịch sử thế giới, và việc thông thương giữa người La Mã và người Hi Lạp cổ xưa. Hãy dừng lại và tự hỏi tại sao họ lại trở thành đối tác buôn bán của nhau. Tại sao họ trở thành người đóng tàu, và tại sao họ học cách đi lại trên biển? Không phải lúc nào cũng hỏi tại sao – bạn có thể hỏi như thế nào, hoặc cái gì.

Trong khi nêu ra những câu hỏi này, bạn đang cố gắng lí giải, và khi làm như vậy, bạn hiểu rõ vấn đề hơn, và nó dẫn tới trí nhớ và sự học tốt hơn. Cho nên, thay vì chỉ đọc và hớt váng, bạn nên dừng lại và tự hỏi bản thân những cái giúp bạn hiểu được vấn đề.

3. Liên hệ thông tin mới với cái bạn đã biết

Một chiến lược nữa là, trong lúc đọc lần thứ hai, hãy cố gắng liên hệ các nguyên tắc trong sách vở với cái bạn đã biết. Liên hệ thông tin mới với thông tin trước đây để hiểu rõ hơn.

Một ví dụ là nếu bạn đang học về cơ chế neuron truyền điện. Một trong những cái chúng ta biết là bạn có một màng chất béo bao xung quanh neuron, gọi là màng bao myelin, nó giúp neuron truyền điện nhanh hơn.

Cho nên, bạn có thể ví von điều này, nói ví dụ, với nước chảy trong ống vòi sen. Nước chảy nhanh trong ống, nhưng nếu bạn đâm thủng ống, thì nước sẽ rò ra, và bạn sẽ không có dòng chảy như cũ nữa. Và đó căn bản là cái xảy ra khi chúng ta già đi – các màng bao myelin bị thủng, và sự truyền tín hiệu chậm đi.

4. Phác họa thông tin ở dạng sơ đồ, hình vẽ

Một chiến lược hay là vẽ sơ đồ tư duy, hay các mô hình thị giác, hay các sơ đồ tiến trình. Trong khóa học tâm lí vỡ lòng, bạn có thể vẽ sơ đồ dòng huấn luyện phản xạ cổ điển. Chắc chắn bạn có thể đọc các bài viết về sự huấn luyện phản xạ cổ điển, nhưng để thật sự hiểu và có thể viết ra và mô tả các phương diện của nó trong bài kiểm tra sau này – điều kiện, kích thích, vân vân – một ý hay là bạn nên trình bày nó dưới dạng sơ đồ.

Bất cứ cái gì mang lại sự học tích cực – tự bạn lĩnh hội kiến thức – đều rất hiệu quả trong việc ghi nhớ. Nghĩa là về căn bản người học cần trở nên hòa nhập hơn, bận bịu hơn, và ít thụ động hơn.

5. Sử dụng thẻ ghi chú

Thẻ ghi chú là một cách hay nữa để học. Sử dụng thẻ là thật ra bạn đang kiểm tra lại chính mình về những cái bạn cho là đúng.

Rất nhiều sinh viên sẽ trả lời câu hỏi trên thẻ nháp rồi sau đó vứt ra khỏi vở nếu câu trả lời đó là đúng. Nhưng hóa ra đây không phải là ý hay – việc lặp lại hoạt động hồi phục trí nhớ mới quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy việc giữ lại thẻ ghi chép đúng trong vở và bắt gặp lại nó mới là hữu ích. Bạn có thể muốn thực hành thêm với các thẻ ghi sai, nhưng việc bắt gặp nhiều lần các thẻ ghi đúng cũng quan trọng.

Việc nhai đi nhai lại cái gì đó không phải là tệ. Cái tệ là bạn nhai đi nhai lại mà không suy nghĩ.

6. Đừng cố nhồi sọ – hãy học thư thái

Rất nhiều sinh viên học theo kiểu nhồi sọ – họ chờ cho đến phút chót, rồi vào một đêm nọ, họ “tụng niệm” thông tin như không biết mệt. Nhưng nghiên cứu cho thấy đây không phải là cách hay để có trí nhớ lâu dài. Nó có thể cho phép bạn qua lọt bài kiểm tra vào ngày hôm sau, nhưng rồi cuối cùng bạn sẽ chẳng còn nhớ nhiều thông tin như vậy đâu, rồi vào năm sau, lúc bạn cần thông tin đó cho khóa học mới thì nó tiêu tán đâu hết rồi.

Chuyện này vẫn thường xảy ra ở các lớp học thống kê. Sinh viên trở lại lớp sau kì nghỉ hè, và dường như họ đã quên sạch hết mọi thứ, bởi vì họ đã cố học nhồi sọ cho các bài kiểm tra.

Cách hay hơn là nên nới giãn hoạt động tái hiện thông tin. Thực hành một ít vào ngày hôm nay, sau đó cất thẻ ghi chú vào, rồi lấy chúng ra học tiếp vào ngày hôm sau, rồi hai ngày sau. Nghiên cứu cho thấy việc nới giãn thời gian học thật sự là quan trọng.

7. Người dạy cũng phải thư thái và thiết kế bài dạy đa dạng

Sách giáo khoa của chúng ta cũng có chứa thông tin dành cho người dạy. Và hệ thống giáo dục của chúng ta cũng có xu hướng đề cao kiểu trình bày thông tin hàng loạt.

Thông thường, trong một khóa học ở đại học, hôm nay bạn học một chủ đề, và ngày hôm sau bạn học một chủ đề khác, rồi ngày thứ ba thì học chủ đề khác nữa. Đây là kiểu trình bày hàng loạt. Bạn không hề quay lại và tái hiện thông tin hoặc xem xét lại bài học cũ.

Nhưng cái then chốt, đối với người dạy, là đưa vấn đề ra trước sinh viên vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Có vài cách để người dạy có thể làm việc này. Tại trường Đại học Washington, có một số giảng viên nêu câu hỏi hàng tuần, và thường chỉ nêu vấn đề từ buổi học của tuần đó vào câu hỏi. Bây giờ thì họ đang nêu lại vấn đề từ hai đến ba tuần trước đó. Một giảng viên tâm lí học dành hẳn thời gian, trong mỗi bài giảng, để nhắc lại vấn đề trước đó vài ngày hoặc vài tuần.

Việc này cũng có thể làm tại nhà. Thông thường, trong các khóa học thống kê, bài tập về nhà được cho theo thể loại y hệt nhau. Sau khi học các tương quan thì bài tập ở nhà của sinh viên toàn là bài tập tương quan. Rồi tuần sau đó, khi học sang T-test, thì toàn bộ bài tập đều thuộc dạng T-test. Nhưng chúng tôi nhận thấy việc rải thưa câu hỏi vào vấn đề đã học hai hoặc ba tuần trước đó thật sự là cách hay để ghi nhớ.

Và việc này có thể lồng ghép vào nội dung của chính các bài học. Ví dụ bạn đang học một lớp lịch sử nghệ thuật. Thời tôi đi học, tôi học về Gauguin, rồi tôi xem rất nhiều tranh vẽ của ông ta, sau đó tôi chuyển sang học về Matisse, và xem rất nhiều tranh vẽ của ông này. Sinh viên và giảng viên đều nghĩ rằng đây là cách hay để học phong cách vẽ tranh của những họa sĩ khác nhau này.

Nhưng các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy không hẳn như vậy. Cách tốt hơn là cho sinh viên xem ví dụ của một họa sĩ, sau đó chuyển sang họa sĩ tiếp theo, rồi đến họa sĩ khác, sau đó thì lặp vòng trở lại. Kiểu đan xen, hay hòa trộn, mang lại hiệu quả học tập tốt hơn nhiều – và sinh viên nhận ra chính xác tác giả của các bức tranh, nói ví dụ, lúc làm bài kiểm tra.

Và phương pháp này có tác dụng với mọi loại vấn đề. Trở lại với khóa học thống kê. Ở các lớp trên, và trong thế giới thực, bạn đâu có phải nói bài toán thống kê mà mình đang gặp là thuộc loại gì – bạn chỉ cần lọc ra phương pháp để mình sử dụng mà thôi. Và bạn không thể học được cách làm, trừ khi bạn đã từng trải nghiệm xử lí một hỗn tạp gồm nhiều loại bài toán khác nhau, và phán đoán xem nên sử dụng phương pháp gì để giải quyết.

8. Chẳng có ai là “thiên tài trời sinh”

Tác giả Carol Dwek tại Stanford có viết một số tác phẩm hấp dẫn về sự học. Theo bà, sinh viên có khuynh hướng có một trong hai lối nghĩ về sự học.

Một là kiểu học bất di bất dịch. Nói ví dụ, “Tôi có một năng khiếu nhất định về môn này – ví dụ như hóa học hay vật lí gì đó – và tôi sẽ học tốt cho đến khi đạt tới giới hạn đó. Vượt qua giới hạn rồi thì thật khó cho tôi, tôi không học tốt hơn nữa được đâu.” Hai là lối nghĩ lũy tiến. Lối này cho rằng học là phải sử dụng các chiến lược hiệu quả, bỏ thời gian ra mà làm việc, và dấn thân vào trong tiến trình, tất cả giúp bạn dần dần tăng cường khả năng của mình đối với một môn học nào đó.

Hóa ra thì lối nghĩ dự đoán được sinh viên sẽ đạt kết quả học tập ra sao. Các sinh viên với lối nghĩ lũy tiến có xu hướng gắn bó với môn học, có xu hướng kiên nhẫn khi đối mặt với khó khăn, và có xu hướng thành công trong các lớp học cạnh tranh. Các sinh viên với lối nghĩ bất di bất dịch thì không có những xu hướng này.

Vì thế, đối với người dạy, bài học ở đây là nếu bạn có thể nói chuyện với sinh viên và đề xuất rằng lối nghĩ lũy tiến là mô hình chính xác hơn – và đúng như vậy – thì sinh viên có xu hướng sẵn sàng hơn để thử nghiệm những chiến lược mới, và gắn bó với khóa học, và làm việc theo những cách sẽ thúc đẩy sự học tiến bộ. Năng lực, trí thông minh, và sự học phải gắn liền với cách bạn tiếp cận – hãy làm việc thông minh hơn, đó là cái chúng tôi muốn nói.

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin liên quan
Thông tin mới nhất

Tin tức

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 10
  • Hôm nay: 433
  • Trong tuần: 6 542
  • Tất cả: 771055